Vì có nhiều bài thông báo bảng xếp hạng nhưng không có reivew chi tiết nên Pha post bài này cho các bạn tham khảo. Pha có xem các bài review nguyên gốc tiếng Anh và chỉnh sửa bài dịch cho sát nghĩa hơn.
Ngày 30/03/2010, Tạp chí PC World tiếp tục làm cuộc kiểm tra đối với các phần mềm bảo mật Internet Security. Cuộc thử nghiệm được tiến hành với 13 phần mềm diệt virus với các thứ hạng chính thức như sau (chỉ có 15 phần mềm được mời tham gia):
1. Symantec Norton Internet Security 2010
2. Kaspersky Lab Internet Security 2010
3. AVG Internet Security 9.0
4. Symantec PC Tools Internet Security 2010
5. BitDefender Internet Security 2010
6. Avast 5.0 Internet Security
7. McAfee Internet Security 2010
8. Panda Internet Security 2010
9. Webroot Internet Security Essentials
10. Trend Micro Internet Security 2010
11. F – Secure Internet Secuirty 2010
12. ZoneAlarm Checkpoint Security Suite
13. ESET Smart Security 4
Nói thêm, G – Data và Avira không xuất hiện trên bảng xếp hạng vì các hãng đang chờ nâng cấp phần mềm. Sau đây là thông tin kết quả chi tiết 10 phần mềm lọt vào top dẫn đầu:
Norton Internet Security 2010 (NIS)
(70USD cho 3 người dùng vào ngày 10/3/2010), Đứng đầu bảng xếp hạng các phần mềm bảo mật năm, vượt qua cả Kaspersky. Norton có nhiều tính năng, hệ thống phát hiện malware xuất sắc, tốc độ tốt. Symantec đã đầu tư vào công nghệ phát hiện malware bằng hành vi, điều mà liên tục các phiên bản trước đều bị liệt vào những khuyết điểm của Norton thì bây giờ Symantec đã chứng tỏ họ đã phát triển phần mềm tốt đến thế nào.
Giao diện của NIS rất tốt, nhưng do sử dụng màu sắc mặc định là của sổ đen với chữ màu cam làm cho giao diện khó đọc. Bảng hiển thị phô trương đồng hồ đo hiệu suất có thể không hữu ích cho bạn. Giao diện chính gồm 3 cột: Computer, Network, Web. Cột bên phải cho thấy tùy chọn cấu hình cho mỗi 3 cột này. Vấn đề là các thông báo (trong văn bản màu xanh lá cây và đỏ) đôi khi khó nhìn thấy trên nền đen. NIS là một trong những ứng cử viên hàng đầu trong việc phát hiện và làm sạch malware trên PC. NIS tìm được tất cả malware, gỡ được 93% trong số chúng và xóa được mọi dấu tích của các phần mềm này – điểm tốt nhất mà chúng tôi từng thử nghiệm qua.
NIS phát hiện được 93% rootkit không hoạt động, nhưng phát hiện và gỡ bỏ được tất cả các rootkit đang hoạt động. Đây là một số điểm khá tốt, nhưng các phần mềm khác như McAfee và Kaspersky đều đạt được số điểm hoàn hảo trên bảng xếp hạng về khoản này.
Mặt khác, Norton là bộ sản phẩm duy nhất đạt được số điểm xuất sắc trong việc phát hiện, vô hiệu hóa, và loại bỏ malware bằng cách nhận dạng hành vi. Đây là một thử nghiệm rất quan trọng cho việc đánh giá một sản phẩm có thể phát hiện và vô hiệu hóa các mối đe dọa mới, các malware không nguồn gốc.
Norton làm rất tốt trong thử nghiệm phát hiện malware theo kiểu cũ, dựa trên bảng nhận dạng virus, phát hiện được 98.4% mẫu. Tuy nhiên khi so sánh với các phần mềm khác, Norton lại chỉ đứng thứ 2, sau McAfee Internet Security, sản phẩm làm tốt nhất với 99.9%. Việc phát hiện mối nguy dựa trên bảng nhận dạng rất hữu ích nhưng chỉ đối với các malware cũ, còn với các mối đe dọa xuất hiện chỉ còn tính theo phút như hiện nay thì cách này không hữu hiệu cho lắm.
Mặc dù có cải tiến về tốc độ, nhưng Norton vẫn chậm hơn 3.9 giây so với tốc độ khởi động trung bình. Norton quét với tốc độ khá tốt, nhưng không xuất sắc. Norton mất 4 phút 14 giây để quét 4.5 Gb dữ liệu thực thi, hệ thống đã nhanh chóng quét và đưa ra quyết định khi bạn thực thi bất kì một file dữ liệu nào. Tuy nhiên, phần mềm nhanh nhẹn nhất lại là người em cùng hãng PC Tools, chỉ mất có 2 phút 51 giây thôi.
Một điều phiền toái của Norton là sử dụng các tên riêng như Quorum, SONAR, Insight cho các công nghệ bảo mật mà không được giải thích tốt. Ví dụ như trên trang thông tin Symantec, người dùng nhận được thông báo: “Công cụ tìm kiếm của chúng tôi không tìm thấy bất cứ thông tin nào về Quorum”.
Norton rõ ràng là một sản phẩm xuất sắc. Sự khác biệt năm nay giữa Norton và Kaspersky – 2 sản phẩm có số điểm cao nhất – là Norton rất nhanh và nhẹ so với Kaspersky. Không có vấn đề gì khi bạn chọn lựa, mỗi sản phẩm đều có chất lượng bảo vệ và có các công cụ khử mối đe dọa với các malware chưa phát hiện.
Kaspersky Internet Security 2010
(80USD cho 3 người dùng – 10/03/2010) là sản phẩm về nhì trong thử nghiệm an ninh của chúng tôi, chỉ đứng sau Norton Internet Security, tuy nhiên, cách biệt không quá xa. Kaspersky có tính năng tốt, tuy nhiên, giá đắt, đắt nhất trong các phần mềm.
Nhìn chung, giao diện của Kaspersky dễ dùng, trên các màn hình tuy nhiều thông tin nhưng không hề bị ngộp thông tin. Các cửa sổ chính khá rõ ràng về dễ dàng định hướng. Thay vì vào các mục Firewall, Antivirus… Kaspersky được tổ chức theo nhóm chủ đề: My Security, My Security Zone, Scan My Computer, My Update Center.
Trong thử nghiệm phát hiện phần mềm mã độc, Kaspersky thực hiện khá tốt. Nó tìm được tất cả các malware và vô hiệu hóa 87%, nhưng chỉ loại bỏ được 47% dấu vết của các malware (đó là số điểm trung bình và không phần mềm nào loại bỏ được tất cả). Kaspersky và McAfee là 2 phần mềm đạt số điểm tối đa trong phát hiện và gỡ bỏ các rootkit.
Kaspersky đạt được điểm trên trung bình trong việc phát hiện và diệt các malware thông qua hành vi. Nó phát hiện được 87% mẫu, vô hiệu hóa 73% và loại bỏ 60%. Chỉ duy nhất Norton Internet Security là quét và doạn dẹp mọi thứ sạch sẽ, vô hiệu hóa trên 90% mẫu.Thử nghiệm này là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá một phần mềm diệt virus xử lí các malware tốt đến thế nào khi không có mã nhận dạng.
Trong thử nghiệm phát hiện dựa trên cơ sở dữ liệu (mã nhận dạng), Kaspersky phát hiện được 97.4% mẫu, khá tốt nhưng thấp hơn số điểm cao nhất 99.9% của Macfee.
Kaspersky không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống. Hệ thống thậm chỉ khởi động nhanh hơn tốc độ khởi động trung bình đến 3.5 giây. Tốc độ quét khá, nhưng không xuất sắc. Mất đến 4 phút 48 giây để quét 4.5Gb dữ liệu thực thi. Kaspersky tốt hơn theo từng năm, và năm nay ấn tượng nhất. Nếu khả năng quét hành vi được nâng cao, đây ắt hẳn sẽ trở thành phần mềm tốt nhất trên thị trường. Bởi vì nó đẹp và khá tốt.
AVG Internet Security 9.0
(70USD, 10/03/2010) xếp thứ 3 trong các phần mềm tham gia test. Bộ phần mềm giá rẻ này cung cấp khả năng diệt virus mạnh mẽ nhưng có thể dễ dàng sử dụng.
Giao diện không thay đổi nhiều so với năm ngoái và có một vài lỗi quản lí. Ví dụ như trên màn hình chính, các biểu tượng thể hiện quá nhiều tính năng của bộ phần mềm và không được nhóm lại hoặc sắp xếp một cách hợp lí, khiến cho người dùng rất khó để tìm kiếm.
AVG làm khá tốt trong khử nhiễm hệ thống đang bị lây nhiễm, tìm được 93%, vô hiệu hóa 87%. Tuy nhiên, AVG chỉ có thể loại bỏ hoàn toàn 27% mẫu. Thông thường, hầu hết các trình diệt virus đều tìm thấy và vô hiệu hóa virus nhưng lại để nhưng dấu tích lại trên hệ thống. Điều nguy hiểm là các dấu tích này có thể dê dàng khiến các malware quay trở lại mà không cần lan truyền.
AVG tìm thấy tất cả các rootkit và gở bỏ 87% mẫu. Điều nảy có nghĩa là một số rootkit bị bỏ lại nhưng tỉ lệ này là ngang hàng với các sản phẩm khác.
Điểm mới trong bộ sản phẩm năm nay là khả năng nhận dạng hành vi. AVG có được công nghệ này từ việc mưa lại Sana Security năm 2009. AVG thực hiện hoàn hảo việc phát hiện và vô hiệu hóa các malware bằng hành vi. Tại thử nghiệm loại bỏ dấu tích phần mềm gây hại, AVG ghi điểm với 93%. So với các phần mềm khác, đây là số điểm cao để đề phòng khi có những cuộc tấn công không xác định hay lỗi zero-day.
Đi kèm với phần mềm là tiện ích LinkScanner, một công cụ tìm kiếm và chặn các nội dung độc hại từ trang web trước khi truy cập bằng trình duyệt. Nó hơi khác so với McAfee Site Advisor xác định và ngăn chặn các website độc hại. LinkScanner cho phép bạn xem các website có vấn đề, nhưng vẫn khóa các malware, một các tiếp cận tốt hơn.
Sử dụng cơ sở dữ liệu truyền thống, AVG phát hiện 95% malware, một kết quả chấp nhận được. Thử nghiệm này không còn quan trọng như ngày xưa nữa, khả năng nhận biết malware mới ngày càng trở nên quan trọng hơn cách sử dụng cơ sở dữ liệu truyền thống.
Khi khởi động, AVG làm hệ thống khởi động chậm hơn thời gian trung bình 2 giây. Tuy nhiên, khi để ý đến số lượng công cụ trong phần mềm, con số này không quá tệ. AVG không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống, tuy nhiên tốc độ quét thì thật là chậm. Nó phải mất đến 6 phút 5 giây để quét 4.5Gb dữ liệu thực thi, trong khi phần mềm nhanh nhất chỉ mất 2 phút 51 giây.
AVG là một gói rất nhiều công cụ với một mức giá cạnh tranh, và chúng tôi khuyên người dùng hiện đang dùng các phiên bản cũ và người dùng mới lựa chọn nó.
PC Tools Internet Security 2010
(50USD cho 3 người dùng – 30/03/2009) xếp thứ 4 trong năm 2010. Nó có một hệ thống các chức năng cơ bản rất tốt, có rất nhiều cải tiến tốt so với phiên bản trước (năm ngoái, PC Tools không có mặt trong top 10), nhưng lại thiếu mất tính năng Parental Control, sao lưu trực tuyến. Giao diện không có nhiều thay đổi so với phiên bản trước, nhưng rất dễ dùng và thân thiện. PC Tools thiết kế giao diện cho mức trung bình của người dùng – có thể dễ dàng cài bộ phần mềm và quên đi nó. Giao diện chính khá đơn giản, dễ dàng định hướng. Càng nhiều người dùng cao cấp, bộ phần mềm càng bộc lộ những khuyết điểm ràng buộc vì giao diện đơn giản.
PC Tools, nay thuộc sở hữu của Symantec, phát hiện và vô hiệu hóa tất cả các hoạt động lây nhiễm trên máy tính. Nó cũng loại bỏ 60% các malware đang hoạt động. Lý tưởng nhất là sản phẩm có khả năng loại bỏ tất cả dấu vết của các hoạt động lây nhiễm, không có bộ sản phẩm nào chúng tôi đã thử nghiệm qua có thể làm tốt đến vậy. PC Tools tốt hơn tất cả các phần mềm khác trong phương diện này.
Trong thử nghiệm phát hiện rootkit, PC Tools đạt số điệm khá tốt 87%. Nhưng có phần mềm có thể loại bỏ tất cả các rootkit như đã nói ở trên.
Chúng tôi cũng thử nghiệm qua khả năng PC Tools bảo vệ và chống lại các hiểm họa chưa biết đến dựa trên hành vi. PC Tools nhận biết được đến 93%. Tuy nhiên, chỉ có người anh cùng hãng Norton Internet Security đạt được số điểm tuyệt đối 100% trong việc chống lại lỗi zero-day. Đây là một thử nghiệm rất quan trọng để biết được một phần mềm tốt có thể chặn được các malware mới.
Cũng nói thêm rằng PC Tools đã tìm và chặn được 96% mẫu thử dựa trên cơ sở dữ liệu.
PC Tools không bao gồm tính năng Parental Control và sao lưu trực tuyến, nhưng công ty bảo với chúng tôi rằng các tính năng đó chỉ phục vụ một phần nhỏ thị trường và không cần thiết để đưa vào một sản phẩm giá rẻ.
Khi khởi động với PC Tools, hệ thống khởi động nhanh hơn 3.5 giây so với thời gian khởi động trung bình.
Trong phòng thử nghiệm, PC Tools đã làm chậm các phần mềm khác và làm chậm việc cài đặt. Trong thử nghiệm hoạt động liên tục, PC Tools ảnh hưởng rất nhỏ. Khả năng quét thực thi của PC Tools xuất sắc, chỉ mất 2 phút 51 giây cho 4.5Gb dữ liệu, tuy nhiên, PC Tools lại là phần mềm chậm chạp nhất trong thử nghiệm quét tức thời.
Mặc dù vài tính năng yếu kém, PC Tools là một bộ công cụ mạnh mẽ nếu xét về tổng thể. Nếu bạn đang tìm một bộ công cụ hiệu quả, dễ dùng, phiên bản mới nhất của PC Tools rất xứng đáng để bạn xem xét.
BitDefender Internet Security 2010
(50USD cho 3 người dùng – 09/03/2010) về thứ năm trong cuộc thử nghiệm năm nay. Nó cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ với một mức giá rẻ. BitDefender đã thay đổi giao diện cho năm 2010. Giao diện mới được chia thành 3 loại: Basic, Intermediate, Advanced. Màu sắc trạng thái giúp người dùng dễ dàng biết được khi nào máy tính đang được bảo vệ.
Trong thử nghiệm phát hiện và vô hiệu hóa lây nhiễm, bộ công cụ này hoạt động rất hiệu quả. Nó tìm được tất cả các file và khóa registry bị lây nhiễm và vô hiệu hóa 93%, nhưng chỉ gỡ bỏ được 40% malware và bỏ lại hàng loạt dấu vết phía sau.
Trong thử nghiệm phát hiện loại bỏ rootkit, BitDefender hoạt động tốt, phát hiện 97% rootkit. Nó vô hiệu hóa 93% rootkit đang hoạt động và gỡ bỏ hoàn toàn 86% mẫu rootkit. Tuy nhiên, Kaspersky và McAfee đạt được số điểm tuyệt đối tại mục này.
BitDefender đã tỏ ra yếu kém tại thử nghiệm phát hiện và khóa malware dựa trên hành vi. Nó chỉ phát hiện được 80% mẫu, khóa 40% và chỉ gỡ bỏ được có 6% mẫu. Trong khi đó Norton Internet Security – phần mềm chiến thắng năm nay – đạt đến 100% thì với số điểm này, BitDefender có lẽ sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Nhận dạng dựa trên hành vi là một cách tốt để nhận dạng các malware mới mà cơ sở dữ liệu chưa cập nhật kịp.
BitDefender đã kịp lấy lại phong độ khi kết quả nhận dạng virus dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn, BitDefender đã đạt đến 96%. Tuy nhiên, đó vẫn chưa là kết quả tốt nhất.
Tường lửa của BitDefender thì quả là ồn ào, cảnh báo người dùng về những phần mềm cực kì thông dụng như CDBurnerXP 4, DivX 7, OpenOffice 3 và Picssa 3 mặc dù không có nguy hiểm gì cả. Chưa có bộ phần mềm nào chúng tôi thử nghiệm qua lại mặc nhiều lỗi không đáng có đến vậy.
Trong thử nghiệm về tốc độ, BitDefender làm khá tốt, nhưng không nhanh nhất. Khi khởi động, máy tính đã khởi động nhanh hơn 3.5 giây so với thời gian khởi động trung bình. Giống như Norton, BitDefender đã cải tiến công nghệ quét, nó chỉ quét những file thay đổi từ lần quét trước, do đó cải thiện tốc độ hệ thống. Tuy nhiên, dù có tính năng này, Tốc độ quét vẫn ở mức trung bình, nó mất 4 phút 16 giay cho 4.5Gb dữ liệu.
Bộ công cụ không có nhiều lựa chọn hỗ trợ kĩ thuật. Chúng tôi đã tìm thấy kho thông tin nhưng hạn chế, và công ty đã cung cấp e-mail để liên hệ nếu bạn không tìm thấy những gì bạn đang tìm.
BitDefender là một sự lựa chọn hữu ích với những tính năng bảo vệ mạnh mẽ với mức giá cạnh tranh. Nếu bạn không quan tâm đến vài thông báo tường lửa, bạn có lẽ sẽ cảm thấy tốt với bộ sản phẩm này.
Awil Avast Internet Security 5.0
(60USD cho 3 người dùng) xếp thứ 6 năm nay. Avast cung cấp các tính năng bảo mật cơ bản và thực hiện tốt các các công việc cần thiết. Và nó cũng nhanh nữa. Tuy nhiên, nó lại trở nên yếu kém trong các mối nguy hiểm mới và thiếu một số tính năng được giới thiệu trong các bộ phần mềm khác.
Giao diện của Avast được thiết kế tốt, với bề ngoài sạch sẽ nhưng hết sức tinh vi không chỉ lôi cuốn mà còn dễ sử dụng nữa. Tuy nhiên, nhiều lúc, sản phẩm này không đủ trực quan: khi đang quét ổ cứng, ví dụ, bạn sẽ phải bảo phần mềm cần làm gì mỗi khi nó tìm thấy nguy hiểm, và bạn không thể tiến hành quét cho đến khi có tin nhắn cảnh báo. Mặc dù điều này giúp người dùng có thể kiểm soát tốt hơn nhưng sẽ là một vấn đề cho một ổ cứng đang thực sự nhiễm nặng.
Avast đã làm tốt việc chặn sự lây nhiễm trên hệ thống. Nó tìm được mọi file và khóa registry bị lây nhiễm và vô hiệu hóa 93% lượng lây nhiễm. Tuy nhiên, nó chỉ gỡ bỏ được 1/3 dấu vết malware.
Tương tự, ở phương diện phát hiện và tiêu diệt rootkit, nó cũng làm tốt nhưng không hoàn hảo. Nó phát hiện và vô hiệu hóa tất cả các mẫu nhưng chỉ có thể gỡ bỏ 60% mẫu – thành tích tệ nhất trong thử nghiệm. Khi so sánh, chỉ có Norton và Kaspersky hoàn toàn gỡ sạch tất cả rootkit trong thử nghiệm.
Tưởng lửa của Avast hoạt động gần giống tường lửa của Windows: nó sẽ yêu cầu bạn chỉ định mỗi mạng như Home, Work, Public. Nó cung cấp các cấp độ bảo vệ: Từ kém an toàn nhất là Public cho đến an toàn nhất là Home. Work là mặc định, nó cung cấp các khả năng ở mức trung bình.
Khả năng chống thư rác được phát triển tốt hơn tường lửa. Nó dán vào nhãn thư “***SPAM***” (tuy nhiên, bạn vẫn phải chỉnh sửa để nó có thể tự đưa thư rác vào hòm spam). Nó tương thích với Microsoft Outlook và vài hộp thư khác. Nó cũng có thể quét các hòm thư nền web như Gmail.
Không phải tất cả phần mềm đều cung cấp khả năng quét dựa trên hành vi, Avast cũng vậy, nó chỉ có thể phát hiện 27% mẫu. Khi so sánh, Norton Internet Security lại có thể phát hiện, vô hiệu hóa và gỡ sạch mọi mẫu.
Trong phương thức phát hiện dựa trên mã nhận dạng, Avast đạt kết quả ở mức khá tốt với 96.5%. Tuy nhiên, phần mềm làm tốt nhất lại có khả năng phát hiện đến 99.9%. Nhưng mà với tần suất xuất hiện các malware mới ngày càng tăng thì khả năng quét hành vi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Avast dường như không làm vướng víu hệ thống gì cả: nó là phần mềm nhanh nhất trong tất cả và gần như nhanh nhất trong thử nghiệm quét. Khi quét, giống Norton, Avast dùng hệ thống quét thông minh, đặt những file an toàn vào white list, do đó, giảm thiểu được thời gian cần để quét hệ thống.
Hiệu suất của phiên bản Avast mới là sự ngạc nhiên lớn nhất, với tốc độ quét nhanh chóng và số điểm đáng mong đợi, nhưng vấn đề với việc phát hiện malware mới khiến cho nó thật khó khăn để được khuyên dùng. Chúng tôi đang chờ xem những gì mà phiên bản năm tiếp theo mang lại.
McAfee Internet Security 2010
(70USD cho 3 người dùng – 10/03/2010) xếp thứ 7 trong năm nay. Nó đã thực hiện rất tốt tại phát hiện malware, giao diện sạch sẽ và hơi khác biệt với các gói phần mềm khác, và mang lại nhiều tính năng vững chắc. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm lại cho thấy, McAfee làm chậm hệ thống đáng kể so với các sản phẩm khác khiến điểm số của nó cũng bị kéo xuống.
McAfee đã hoàn toàn thiết kế lại giao diện mới, và chúng tôi rất thích giao diện sạch sẽ của nó nó. Nó rất trực quan và dễ làm việc cùng, và bề ngoài thì hơi khác một chút so với các phần mềm khác. Mỗi phần chúng tôi gọi là ngăn kéo, click vào từng phần, ngăn kéo mở ra những thiết lập và tình trạng của phần đó. Phần trên vẫn cố định, cung cấp một cái nhìn tổng thể về toàn bộ sản phẩm.
Sản phẩm đã cải tiến ở khả năng dọn dẹp sự lây nhiễm. Nó phát hiện được tất cả file lây nhiễm, vô hiệu hóa 87%, gỡ bỏ 47%. Khả năng gỡ bỏ chỉ ở khoảng trung bình của các sản phẩm chúng tôi đã thử nghiệm qua, các bộ sản phẩm thường vô hiệu hóa một cách hiệu quả nhưng để lại những dấu tích phía sau.
McAfee làm tốt trong thử nghiệm quét dựa trên hành vi, phát hiện được 87%, khóa được 73% và gỡ bỏ 60%. Trong khi đó có những sản phẩm tốt hơn với tỉ lệ phát hiện và khóa đạt trên 90% và Norton thì lên đến 100%. McAfee tốt nhưng không xuất sắc.
Cũng nói thêm rằng, McAfee cùng với Kaspersky là 2 sản phẩm dẫn đầu trong thử nghiệm phát hiện và khóa rootkit, nhận được số điểm tuyệt đối ở phương diện này.
Tương tự đối với khả năng nhận dạng truyền thống dựa trên cơ sở dữ liệu, McAfee là sản phẩm thực hiện tốt nhất, phát hiện được 99.9%. Đa số các phần mềm khác chỉ có thê phát hiện từ 95 – 98%. Tuy nhiên, khả năng nhận dạng trên hành vi mới là quan trong nhất.
Hệ thống khởi động chậm với McAfee, trễ hơn 4 giây so với thời gian khởi động trung bình. McAfee luôn chậm hơn các phần mềm khác trong thử nghiệm. Nó mất đến 9 phút 21 giây để quét 4.5Gb dữ liệu, trong khi đó PC Tools chỉ mất 2 phút 51 giây cho tác vụ này. Hệ thống chậm đi đôi chút khi dùng McAfee.
McAfee Internet Security 2010 thực hiện tốt các tác vụ phát hiện và tiêu diệt malware. Tuy nhiên, để quay lại vị trí dẫn đầu một lần nữa, McAfee phải cải tiến tốc độ quét và hiệu suất, và cần hỗ trợ nhiều hơn cho tính năng quét trên hành vi.
Panda Internet Security 2010
(80USD cho 3 người dùng – 10/03/2010) xếp thứ 8 trong năm nay. Bộ sản phẩm bao gồm các tính năng cơ bản cùng vói một số tính năng khác như 2 Gb sao lưu trực tuyến và khả năng bảo vệ thiết bị USB. Mặc dù có rất nhiều tính năng nhưng khả năng phát hiện malware mới lại khá yếu kém.
Giao diện của Panda phức tạp hơn nó cần, bằng cách kết hợp 2 nhóm lại các tab hoặc các mục, điều này làm cho người dùng cảm thấy bối rồi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc các thiết lập cấu hình sẽ dễ định hướng hơn, và tất cả chỉ còn là một cú nhấp chuột ngay giao diện chính mà thôi.
Tính năng chống thư rác thêm vào Outlook và Outlook Express một thanh công cụ và một mục thư rác. Tính năng sao lưu có thể sao lưu từng loại file (như hình ảnh, tài liệu, mục ưa thích…) hoặc chọn theo thư mục, ổ đĩa, và bạn có thể sao lưu lên dịch vụ sao lưu trực tuyến của Panda. Tính năng Parental Control yêu cầu một tài khoản cho mỗi người dùng, bằng cách đăng nhập, kích hoạt các thiết lập bảo mật cho cá nhân.
Trong thử nghiệm, Panda hoàn thành khá tốt việc khử lây nhiễm, nó phát hiện mọi sự lây nhiễm trên máy tính, trả lại 93% các file đã khử lây nhiễm, và xóa sạch 33% các file và khóa registry. Nó phát hiện được 93% rootkit đang hoạt động và 80% rootkit không hoạt động, khử sạch 87% rootkit.
Panda không thực hiện tốt việc phát hiện các mối nguy hiểm mới. Nó chỉ phát hiện được 73% mẫu, chặn 53% mẫu và gỡ sạch 33%. Đây là một khu vực quan trọng trong bảo mật máy tính, cũng được gọi là là lỗi zero-day đang trở nên thường xuyên hơn. Sản phẩm tốt nhất cũng chỉ khóa được 90% nguy hiểm, duy nhất Norton khóa được 100%.
Trong thử nghiệm nhận dạng bằng cơ sở dữ liệu truyền thống, Panda xếp thứ 2 với 99.8% mẫu, sau McAfee. Điều này có nghĩa là Panda là một công cụ hữu ích để diệt các malware cũ, nhưng trong thời đại mà malware xuất hiện chỉ còn theo phút thì dường như các công cụ như Panda kém hữu dụng.
Trong các bộ sản phẩm được thử nghiệm qua, Panda làm chậm hệ thống nhiều nhất, khiến hệ thống khởi động chậm hơn bộ phần mềm nhanh nhất là ESET Smart Security 4 đến 8.4 giây. Tuy nhiên, khi hoạt động, Panda không làm chậm hệ thống quá nhiều, nhưng vẫn kéo dài thời gian thực thi các tác vụ thông thường của hệ thống như sao chép hay tạo tập tin trong Microsoft Office. Tốc độ quét chậm hơn so với trung bình, mất 5 phút 30 giây để quét 4.5Gb.
Panda Internet Security đã làm vài thứ khá tốt như nhận dạng malware dựa trên cơ sở dữ liệu truyền thống nhưng để có thể cạnh tranh với các phần mềm khác, sản phầm này cần được phát triển hơn về mọi mặt, nhất là tính năng quét trên hành vi.
Webroot Internet Security Essentials
(60USD cho 3 người dùng – 16/03/2010) xếp thứ 9 trong năm nay. Bộ sản phẩm này là bản Webroot’s SpySweeper antivirus/antispyware cùng tường lửa, bộ antispam, sao lưu trực tuyến, và khả năng bảo vệ trực tuyến kết hợp lại. Trong khi khả năng diệt virus và spyware khá tốt thì các tính năng còn lại đều gây khó khăn hoặc thất vọng.
Mặc dù giao diện của Webroot mang tính dịch vụ khá cao, nó vẫn cần phải cải tiến nhiều. Giao diện gồm 3 cột, với thanh định hướng ở bên trái, có tùy chỉnh ở giữa và các thông tin kĩ thuật nằm ở bên phải. Giao diện này đôi khi khiến chúng tôi cảm thấy rất khó khăn và không trực quan.
Webroot phát hiện và vô hiệu hóa mọi file lây nhiễm, xóa sạch dấu vết của 60% mẫu. Webroot phát hiện được 93% rootkit không hoạt động và tất cả các rootkit hoạt động, tuy nhiên, chỉ có thể gỡ được 87% mẫu rootkit.
Bộ ứng dụng Webroot gặp khó khăn khi ngăn chặn các malware mới. Mặc dù nó phát hiện được tất cả các malware dựa trên hành vi nhưng chỉ khóa được 27% mẫu và chỉ có thể gỡ được 13% mẫu. Trong khi đó Norton Internet Security lại đạt được số điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra này. Điều đó cho thấy Webroot sẽ không thể hoàn thành tốt công việc bảo vệ máy tính của bạn trước những cuộc tấn công mới. Nhưng với bài kiểm tra theo phương pháp truyền thống cũng không thể giúp Webroot gỡ gạc được điểm nào cả vì cũng chỉ ớ mức trung bình 96.2%.
Webroot không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống, thời gian khởi động chỉ chậm hơn tốc độ trung bình không đáng kể. Tuy nhiên, thử nghiệm copy và tạo file, Webroot lại tốn nhiều thời gian hơn bất cứ một sản phẩm nào khác. Webroot cũng quét khá chậm khi mất đến 5 phút 34 giây để quét 4.5Gb dữ liệu thực thi.
Webroot làm khá tốt các công việc truyền thống mà các bộ bảo mật phải làm được, nhưng để bảo vệ được người dùng tức thời và nhanh chóng thì không thể nào theo cách truyền thống được. Cuối cùng thì chúng tôi không thể nào khuyên các bạn sử dụng nó được cả.
Trend Micro Internet Security Pro 2010
(70USD cho 3 người dùng – 10/03/2010) xếp thứ 10 trong năm nay, cũng nói thêm đây là năm thứ 6 Trend Micro đứng ở vị trí thứ 10 trong Security của PC World kể từ khi đứng đầu bảng năm 2004. Là một công cụ cạnh tranh cho bảo mật máy tính nhưng lại bị tuột lại phía sau khá nhiều so với sản phẩm đứng đầu.
Giao diện của nó dễ đọc và dễ dùng, nó đã giữ lại giao diện này từ các sản phẩm trước: Bên trái là thanh định hướng, bên phải gồm các tùy chọn tinh chỉnh. Những tùy chọn này có thể khá cao cấp nhưng nó thật dễ dàng để chỉnh sửa, và người lần đầu dùng sẽ không quá ngỡ ngàng khi bắt đầu dùng.
Trend Micro tìm thấy tất cả các sự lây nhiễm trong máy tính, vô hiệu hóa 80%. Nó gỡ sạch được 47% malware, tuy có vẻ thấp nhưng là con số trung bình trong số các sản phẩm chúng tôi đã thử nghiệm qua.
Bộ sản phẩm này làm rất tốt khi phá hiện được tất cả rootkit nhưng chỉ loại bỏ được 73% rootkit, thấp hơn con số trung bình là 87%.
Trong thử nghiệm quét hành vi, Trend Micro chỉ đạt mức độ trung bình. Nó phát hiện được 93% mẫu nhưng chỉ khóa được 60% và gỡ bỏ 40%. Quét dựa trên hành vi sẽ giúp bộ phần mềm trở nên nhạy với các mối nguy hiểm mới hơn, do đó Trend Micro nên phát triển thêm về tính năng này.
Trend Micro là sản phảm tệ nhất trong thử nghiệm nhận biết bằng phương pháp truyền thống: 89.4%, trong khi các sản phẩm còn lại đều từ 95 – 99.9%, con số này nói chung là “tiến bộ nhiều” so với năm ngoái khi Trend Micro chỉ đạt 69.7%.
Mức độ ảnh hưởng của Trend Micro đến hệ thống không đồng đều. Hệ thống khởi động nhanh hơn đến 4.5 giây so với trung bình và Trend Micro cũng không làm chậm máy nhiều. Tuy nhiên, tốc độ quét ổ cứng chậm, mất đến 7 phút 26 giây để quét 4.5Gb dữ liệu.
Đây cũng là bộ sản phẩm duy nhất cung cấp các hỗ trợ hoàn toàn miễn phí trong giờ làm việc chính thức.
Người dùng Trend Micro hiện nay có thể cảm thấy tạm chấp nhận với những cải tiến năm nay, nhưng người dùng mới thì nên chọn phần mềm khác để bảo vệ tốt hơn.
PC WORLD MĨ 30/3/2010
review chi tiết 10 phần mềm internet security đầu bảng PC World 30/03/2010
Đăng bởi Minh Tài ngày đăng 12:44
0 nhận xét:
» Bạn có thể nhận xét ẩn danh (Anonymous), hoặc bằng tài khoảng gmail để mọi người trong lớp có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.
» Có ý kiến gì cứ nói thẳng, không xuyên tạc lẫn nhau, làm mất tình cảm bạn bè.
» Nội dụng comment của bạn phải trong sáng lành mạnh, không mang tính chất khiêu dâm.
CH NTTS16.